Văn hiến Nam_Việt

Lăng mộ Triệu Văn Đế nhìn từ trên xuốngMô hình đập nước bằng gỗ thời TriệuGiếng gốm thời Triệu.Mô hình nhà dân bằng đồng ở quận Quế Lâm thời Triệu. Cổ vật lấy từ mộ số 1 La Bạc Loan.Trống đồng lấy từ mộ số 1 La Bạc Loan, Quảng Tây. Đây là trống đồng thời nhà Triệu nước Nam Việt. Trống đồng là biểu trưng quyền lực quốc gia của các tộc Bách Việt.Thuổng sắt (No.M1:283).Dao đồng có niên đại cuối thời Chiến Quốc - đầu thời kỳ dựng nước Nam Việt được khai quật tại một ngôi mộ ở Quảng Tây, Trung Quốc

Khảo cổ

Di tích cung vua nhà Triệu nằm tại thành phố Quảng Châu trên diện tích 15.000 mét vuông. Được khai quật năm 1995, di tích này còn chứng tích của cung điện nước Nam Việt cổ. Năm 1996, nơi đây được Chính phủ Trung Quốc liệt vào danh sách các Di tích văn hóa quốc gia của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.

Năm 1983, lăng mộ Triệu Văn Đế được khai quật ở Quảng Châu thuộc Quảng Đông[19]. Năm 1988, Bảo tàng Lăng mộ vua Triệu được xây dựng tại khu đất này, nhằm trưng bày hơn 1000 hiện vật, trong đó có 500 hiện vật bằng đồng, 240 hiện vật bằng ngọc và 246 hiện vật bằng sắt. Năm 1996, chính phủ Trung Quốc đưa công trình này vào danh sách Khu Di sản quốc gia được bảo vệ.

Một chiếc ấn khối vuông bằng đồng khắc chữ "胥浦侯印[20] Tư (Việt) Phố hầu ấn" (Ấn dành cho thủ lĩnh huyện Tư Phố) được phát hiện ở Thanh Hoá thuộc miền bắc Việt Nam trong thập niên 1930. Ấn có đúc hình rùa trên lưng và được cho là của viên điển sứ tước Hầu ở Cửu Chân. Tư Phố là tên trị sở quận Cửu Chân thời nhà Triệu nước Nam Việt đóng ở khu vực làng Ràng (xã Thiệu Dương, thành phố Thanh Hóa) hiện nay. Do sự tương đồng với những chiếc ấn được tìm thấy ở lăng mộ Triệu Văn Đế, chiếc ấn đồng này được công nhận là ấn chính thức của nước Nam Việt. Chiếc ấn hiện trưng bày ở Bảo tàng Nghệ thuật và Lịch sử Hoàng gia Bỉ, Brussel.[21]

Có nhiều đồ tạo tác được phát hiện tại khu vực thuộc về văn hoá Đông Sơnmiền bắc Việt Nam. Các hiện vật được chôn cất cùng thời với lăng mộ Triệu Văn Đế. Ngoài lăng mộ vua Triệu, các nhà khảo cổ còn khai quật được mộ một viên quan thuộc hàng Huyện lệnh ở La Bạc Loan, huyện Quý (nay là thành phố Quý Cảng), tỉnh Quảng Tây và nhiều mộ chí ở Quảng Châu, Hợp Phố được xếp vào niên đại đầu thời Tây Hán (ngang với thời gian tồn tại của Nam Việt). Ban đầu, các nhà khảo cổ Trung Quốc xếp chung các mộ này vào văn hóa Tây Hán, nhưng sau đó càng ngày càng có nhiều nhà nghiên cứu Trung Quốc và quốc tế nhận thấy sự khác biệt giữa các di tích này với văn hóa Tây Hán. Do đó, họ dùng thuật ngữ văn hóa Nam Việt hay văn hóa Giao Chỉ để phân biệt văn hóa vùng này với văn hóa Tây Hán, tương tự như những nền văn hóa các vùng Ba, Thục, Điền ở Tứ Xuyên, Vân Nam cũng khác văn hóa Trung Nguyên của Tây Hán đương thời[19]. Nền tảng của văn hóa Nam Việt là văn hóa đồng thau Bách Việt nói chung, trong đó yếu tố Đông Sơn khá đậm nét[19]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nam_Việt http://www.ssszx.cn/news/ss4con20140508100809.html http://www.britannica.com/EBchecked/topic/402150 http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/sach/dvs... http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/sach/kdv... http://lichsuvn.net/forum/showthread.php?t=34247&p... http://ctext.org/shiji/nan-yue-lie-zhuan http://zh.wikisource.org/wiki/%E6%B7%AE%E5%8D%97%E... http://www.bbc.co.uk/vietnamese/indepth/story/2007... http://mangcovat.com.vn/index.php?f=news&do=detail... http://bachkhoatoanthu.vass.gov.vn/noidung/tudien/...